Để đánh giá chất lượng quản lý rừng bền vững người ta đã xây dừng những bộ tiêu chuẩn gồm các nguyên tắc, tiêu chí và chỉ số làm thước đo khi tiến hành đánh giá và cấp chứng chỉ cho những khu rừng.

Các hệ thống chứng chỉ rừng có nhiều nhóm thời gian thành lập khác nhau, Hệ thống Rừng Trang trại Hoa kỳ (American Tree Farm System – ATFS) năm 1941, tiếp đó là Hội đồng Quản trị Rừng (Forest Stewardship Council – FSC) năm 1993, Lembaga Ekolabel Indonesia (LEI) Forest Certification Schemes – PEFC) năm 1999 và Hệ thống chứng chỉ gỗ Malaysia MTCS (Malaysian Timber Certification Scheme – MTCS) năm 2001. Cho đến cuối năm 2011, tổng diện tích rừng được quản lý bền vững, được câp chứng chỉ theo các bộ tiêu chuẩn khác nhau là 401.418.552 ha, tương đương 10% tổng diện tích rừng toàn cầu.

Hiện nay thì hệ thống chứng chỉ rừng PEFC là hệ thống chứng chỉ hiện có quy mô lớn nhất trên toàn cầu, chiếm tới 59,1% tổng diện tích rừng được cấp chứng chỉ. Đứng ở vị trí thứ hai là hệ thống FSC, chiếm tỷ trọng 36,8%. Các hệ thống còn lại chiểm tỷ lệ rất nhỏ. 

Gắn liền với hệ thống quản lý rừng là hệ thống quản lý chuỗi cung ứng gỗ để đảm bảo gỗ có chứng chỉ lưu thông trong suốt chuỗi hành trình không bị lẫn với gỗ không có chứng chỉ. Cho đến cuối năm 2011 tổng doanh nghiệp có chừng chỉ chuỗi hành trình sản phẩm (CoC) là 30.466. Trong đó, chứng số lượng chỉ FSC CoC là 21.879% chiếm 72%, số lượng chỉ PEFC, CoC là 8.587 chiếm 28%. Như vậy, cho tới cuối năm 2011 thì hệ thống FSC có số lượng chứng chỉ CoC áp đảo trong tổng số chứng chỉ CoC trên toàn cầu.

Các Loại Chứng Chỉ Rừng Thế Giới

1. Chứng chỉ FSC

Tháng 10 năm 1993, cuộc họp sáng lập FSC với 130 thành viên từ 26 quôc gia diễn ra tại Toronto, Canada, đã bầu ra Hội đồng Quản trị FSC đầu tiên. Tiếp đó vào năm 1994 các thành viên sáng lập phê duyệt các nguyên tắc và tiêu chí FSC cùng quy định về hệ thống tổ chức FSC.

Từ đó tới nay FSC đã trải qua quá trình phát triển mạnh mẽ với hệ thống chứng chỉ quản lý rừng bền vững có uy tín trên thế giới. Cho đến cuối năm 2011 đã có tổng số 1.078 chứng chỉ quản lý rừng bền vững FSC FM ở 80 quốc gia, với tổng diện tích 147.831.804 ha, chiếm gần 4% tổng diện tích rừng trên toàn cầu. Trong đó châu Âu và Bắc Mỹ chiếm trên 80%.

Hệ thống FSC là hệ thống có nhiều chứng chỉ CoC nhất trên thế giới, chiếm tới 72% tổng số chứng chỉ CoC trên toàn cầu. Trong đó châu Âu chiếm 50%, Bắc Mỹ 22%, Châu Á 21%. Các nước châu lục khác chiếm tỷ trọng rất nhỏ. Đặc biệt là châu Phi chưa tới 1%. (Xem biểu đồ dưới) 

2. Chứng chỉ PEFC

Hội đồng PEFC là một tổ chức độc lập, phi Chính Phủ, phi lợi nhuận, thành lập năm 1999 với các hoạt động thúc đẩy quản lý rừng bền vững thông qua việc chứng nhận độc lập bởi bên thứ ba. Cho đến cuối năm 2011 tổng diện tích rừng có chứng chỉ PEFC trên toàn cầu là 241.989.748 ha, chiếm 6% tổng diện tích rừng toàn cầu, phân bổ trên các châu lục. (Biểu đồ dưới)

Rừng có chứng chỉ PEFC FM tập trung nhiều nhất ở Bắc Mỹ, chiếm tới 63% tổng diện tích rừng được chứng chỉ theo hệ thống này trên toàn cầu. Tiếp theo là Châu Âu, chiếm 30%. Như vậy chỉ Châu Âu và Bắc Mỹ đã chiếm tới 93% tổng diện tích rừng có chứng chỉ PEFC FM. Các châu lục còn lại chỉ chiếm tổng cộng có 7%. Con số này thể hiện một thực tế là các nước thuộc châu Á, châu Phi, Trung và Nam Mỹ có khoảng cách quá xa so với các quốc gia Châu Âu và Bắc Mỹ trong quản lý rừng bền vững.

3. Hệ thống chứng chỉ gỗ Malaysia MTCS (Malaysian Timber Certification Scheme – MTCS)

Hội đồng chứng nhận gỗ Malaysia (MTCS) bắt đầu hoạt động từ tháng 10 năm 2001, sử dụng cách tiếp cận từng phần để đối phó với những thách thức ngày càng phức tạp hơn trong quản lý rừng nhiệt đới.

Hệ thống này áp dụng trong phạm vi Malaysia với 4.648.068 ha rừng được chứng chỉ. Ban đầu Hệ thống MTSC phát triển độc lập cho gỗ của Malaysia. Tuy nhiên trong quá trình về sau Malaysia nhận ra rằng nếu được quốc tế công nhận thì Hệ thống MTSC mới có tác dụng thiết thực về mặt thị trường, gỗ có chứng chỉ MTSC mới được thị trường Âu, Mỹ chấp nhận là gỗ bền vững. Theo hướng đó Malaysia đã nỗ lực tìm kiếm sự thừa nhận của PEFC. Kết quả là từ ngày 01/5/2009 MTSC đã được PEFC công nhận, từ đó chứng chỉ MTSC tương đương như chứng chỉ PEFC tại các thị trường gỗ PEFC được thừa nhận gỗ bền vững. 

4. Hệ thống rừng trang trại Hoa Kỳ

Hệ thống rừng trang trại Hoa Kỳ, bắt đầu từ năm 1941, là một chương trình thuộc Quỹ Rừng Hoa Kỳ và Rừng Gia đình, có tới 91.000 hộ gia đình cam kết quản lý bền vững các khu rừng đầu nguồn nước và nơi cư trú của các loài động vật bởi lĩnh vực tư nhân. Cho đến nay khoảng 10.530.000 ha (26.000.000 acre) rừng đã được chứng nhận theo hệ thống này.

5. Tổ chức Lembaga Ekolabel Indonesia (LEI)

Viện chứng nhận đạt chuẩn sinh thái Indonesia được thành lập năm 1994. Cho đến nay diện tích rừng được cấp chứng chỉ theo hệ thống là 1.076.000 ha.

Một so sánh, phân tích đã thực hiện cho thấy FSC, trong các nguyên tắc và tiêu chí của mình, đặt ra những yêu cầu cao hơn so với PEFC. Trong đó một số nước như Malaysia đã nghiêng hẳn về PEFC và gần đây Trung Quốc cũng đi theo chiều hướng này.